Đối với những công ty chuyên về logistic hoặc những cá nhân đã có kinh nghiệm về xuất nhập khẩu thì việc khai báo hải quan không có gì là khó khăn. Tuy nhiên với những công ty mới thành lập hoặc cá nhân chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì việc khai báo lần đầu rất quan trọng và cần được kiểm soát một cách cẩn thận.Trường hợp, nếu bạn không muốn thuê dịch vụ ngoài, muốn tìm hiểu để tự làm thủ tục hải quan, thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về các công việc khai báo thủ tục hải quan.
1.Thủ tục hải quan là gì?
Đó là những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia. Trong bài viết này chúng tôi tập trung vào thủ tục hải quan với trường hợp này là xuất nhập khẩu hàng hóa.
2. Tại sao phải làm thủ tục thông quan
Thứ nhất, để Nhà nước tính và thu thuếThứ hai, để quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra hoặc vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục cấm. Do vậy, bạn không thể nhập ngà voi, ma túy,…. vào Việt Nam; và cũng không thể xuất đồ cổ, động vật hoang dã ra khỏi Việt Nam theo con đường chính ngạch.
3. Các bước làm thủ tục khai báo hải quan
Bước 1: Đăng nhập phần mềm Ecus
+ Download Phần mềm Ecus hiện hành.
+ Vào phần mềm ECUS 〉 Hệ thống 〉 2. Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu 〉 Nhập đầy đủ các thông số về tài khoản khai báo 〉 Nhấn nút “Chọn”.
Bước 2: Thiết lập hệ thống trước khi khai báo tờ kê khai hải quan nhập khẩu
Trước khi tiến hành khai báo, cần tiến hành thiết lập các thông số cần thiết để kết nối đến hệ thống Hải quan.
Truy cập chức năng từ menu “Hệ thống” 〉 Thiết lập thông số khai báo VNACCS 〉 Nhập các thông tin 〉 “Ghi” 〉 “ Kiểm tra kết nối”.
Bước 3: Chọn tờ khai báo
Để đăng ký mới tờ khai nhập khẩu, truy cập menu “Tờ khai hải quan” 〉 Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA).
Bước 4: Nhập thông tin tại Tab thông tin chung
– Tiến hành nhập vào dữ liệu về loại hình khai báo, mã khai báo hải quan…, lưu ý các tiêu chí có dấu (*) màu đỏ là bắt buộc nhập, các ô màu xám là chỉ tiêu thông tin do hệ thống tự động trả về hoặc chương trình tự tính, doanh nghiệp không cần nhập vào những chỉ tiêu này.
Chú ý: Khi bạn click chuột vào tiêu chí nào, phía dưới góc trái màn hình tờ khai sẽ hiện ra “Hướng dẫn nhập liệu” chi tiết, bạn làm theo các hướng dẫn để nhập thông tin cho các chỉ tiêu cần thiết.
– Mã loại hình: Ghi mã loại hình nhập khẩu của Doanh nghiệp.
– Cơ quan hải quan: Chọn đơn vị hải quan khai báo
– Phân loại cá nhân/tổ chức:
+Hàng hóa từ cá nhân tới cá nhân khác
+Hàng hóa từ tổ chức đến cá nhân
+Hàng hóa từ cá nhân đến tổ chức
+Hàng hóa từ tổ chức đến tổ chức
+Loại khác
– Mã bộ phận xử lý: Chọn mã bộ phận xử lý. Nhằm chỉ rõ tờ khai được gửi đến bộ phận cấp đội thủ tục nào của chi cục Hải quan đã chọn ở mục cơ quan hải quan đối với trường hợp chi cục có nhiều đội thủ tục khác nhau.
– Mã hiệu phương thức vận chuyển: Chọn mã hiệu phù hợp với hình thức vận chuyển hàng hóa như đường biển, đường sắt, đường không…..
*Đơn vị xuất nhập khẩu:
Thông tin về đơn vị xuất nhập khẩu: Nhập vào thông tin người nhập khẩu, đối tác xuất khẩu, đại lý làm thủ tục hải quan hoặc người ủy thác.
– Người nhập khẩu: là thông tin đơn vị đang khai tờ khai báo hải quan nhập khẩu, thông tin này sẽ được chương trình lấy tự động khi đăng ký thông tin doanh nghiệp trong lần đầu chạy chương trình. Hoặc chỉ cần nhập vào Mã số thuế, các thông tin về tên, địa chỉ sẽ do hệ thống tự động trả về.
– Người xuất khẩu: điền đầy đủ và chính xác thông tin đối tác.
*Thông tin vận đơn:
Nhập vào các thông tin về vận chuyển hàng hóa :
Ô vận đơn: Điền các thông tin sau:
– Số vận đơn: nhập số vận đơn và ngày phát hành vận đơn ( Bill Of Lading )
– Số lượng kiện: Nhập vào số lượng kiện hàng hóa
– Tổng trọng lượng hàng (Gross): nhập tổng trọng lượng hàng và đơn vị tính trọng lượng theo đơn vị
– Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến : Nhập vào mã địa điểm lưu kho dự kiến cho hàng hóa chờ thông quan.
– Phương tiện vận chuyển: nhập vào phương tiện vận chuyển tùy theo phương thức vận chuyển đã chọn ở trên
– Ngày hàng đến: ngày tàu cập / hàng đến
– Địa điểm dỡ hàng: Place of Delivery
– Địa điểm xếp hàng: Port of Loading
– Số lượng cont: số cont ( nếu có )
Bước 5: Nhập thông tin tại Tab thông tin chung 2
*Hóa đơn thương mại:
Nhập vào thông tin trên hóa đơn hàng hóa về Số hóa đơn, ngày phát hành, phương thức thanh toán, trị giá hóa đơn, điều kiện giao hàng.
– Phân loại hình thức hóa đơn : Chọn phân loại hình thức hóa đơn
+ A: Hóa đơn thương mại
+ B: Chứng từ thay thế hóa đơn thương mại hoặc không có hóa đơn thương mại
+ D: Hóa đơn điện tử được khai báo qua nghiệp vụ khai hóa đơn IVA
– Số hóa đơn: nhập số hóa đơn
– Ngày phát hành: ngày phát hành hóa đơn
– Mã phân loại hóa đơn:
+ A: giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền
+ B: giá hóa đơn cho hàng hóa không phải trả tiền
+ C: giá hóa đơn cho hàng hóa bao gồm phải trả tiền và không phải trả tiền
+ D: các trường hợp khác
– Phương thức thanh toán: điền hình thức thanh toán đã ký kết
– Điều kiện giá hóa đơn: chọn điều kiện giao hàng
– Mã đồng tiền của hóa đơn: chọn mã đồng tiền theo hóa đơn
– Tổng trị giá hóa đơn: tổng trị giá hàng hóa
* Tờ khai trị giá: Nơi thiết lập các khoản khai trị giá, tại mục này người khai cần lưu ý nhập các mục: Mã phân loại khai trị giá. Phí vận chuyển, bảo hiểm nếu có cùng các khoản điều chỉnh đi kèm (như là “chi phí đóng gói, tiền hoa hồng…”).
Trường hợp người khai báo hải quan xác định hàng hóa đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch (6), đồng thời đã khai thông tin trị giá trên Tờ khai hàng hóa nhập khẩu và Hệ thống tự động tính trị giá tính thuế thì người khai hải quan không phải khai và nộp tờ khai trị giá.
Lưu ý: Khi khai mã phân loại khai trị giá là các mã: 1,2,3,4,8,9 và T thì người khai hải quan khai tờ khai trị giá và gửi cho cơ quan hải quan bằng nghiệp vụ HYS, hoặc gửi tờ khai bản giấy.
– Phí vận chuyển, bảo hiểm: Nhập vào tổng phí vận chuyển và bảo hiểm cho lô hàng nếu có, lưu ý mã đồng tiền phí vận chuyển, bảo hiểm phải được quy đổi về cùng đồng tiền thanh toán trên hóa đơn
– Các khoản mục điều chỉnh: Nhập vào các khoản điều chỉnh giá hàng hóa nếu có, mỗi dòng hàng được phép có 05 khoản mục điều chỉnh khác nhau
– Người nộp thuế:
+ 1: Người xuất khẩu ( nhập khẩu )
+ 2: Đại lý khai hải quan
*Thuế và bảo lãnh:
– Mã xác định thời hạn nộp thuế: Thông tin về bảo lãnh thuế và hình thức nộp thuế của người khai hải quan, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người khai sẽ nhập vào thông tin cho mục này.
Người khai cần xác định mã loại hình thức nộp thuế, nếu có chứng từ bảo lãnh thuế thì chọn loại hình bảo lãnh (có 2 hình thức bảo lãnh là “bảo lãnh chung” và “bảo lãnh riêng cho từng tờ khai”) và nhập vào đầy đủ thông tin đăng ký bảo lãnh bao gồm : Mã ngân hàng bảo lãnh, năm đăng ký, Ký hiệu chứng từ và số chứng từ.
Trường hợp doanh nghiệp không có bảo lãnh thuế, phải nộp thuế ngay thì bạn chọn mã là D – Nộp thuế ngay. Đồng thời khi khai báo sửa đổi bổ sung người khai cũng chọn mã ‘D’ để được cấp phép thông quan sau khi thực hiện quy trình tạm giải phóng hàng.
*Thông tin khác: số hợp đồng, hóa đơn, CO…( những ghi chú nếu có)
Bước 6: Nhập thông tin tại Tab “Danh sách hàng”
Khai báo đầy đủ và chính xác về tên hàng, nhãn hiệu hàng hóa, model, mã HS, xuất xứ, khối lượng, đơn vị tính, đơn giá hóa đơn, mã biểu thuế nhập khẩu, thuế suất VAT và các loại thuế suất khác (nếu có).
Nếu có khai khoản điều chỉnh: Phân bổ các khoản điều chỉnh trên tờ khai trị giá cho các dòng hàng.
Sau khi nhập xong danh sách hàng nếu trên tờ khai trị giá có các khoản điều chỉnh, người khai thiết lập theo cách như sau :
Chọn nút “Phân bổ phí” trên mục “Danh sách hàng” cửa sổ phân bổ phí hiện ra như sau: Kích chuột vào mục khoản điều chỉnh, sau đó nhấn “Chọn dòng hàng áp dụng” để chọn các dòng hàng được áp dụng khoản điều chỉnh này, hoặc đánh dấu chọn vào “Áp dụng cho tất cả dòng hàng” để áp dụng khoản điều chỉnh này cho tất cả các dòng hàng trên tờ khai. Sau khi nhập xong và ghi lại thông tin tờ khai
*Đối với hàng cont: phải khai đính kèm HYS: sử dụng CKS
– Chọn nghiệp vụ khác trên thanh menu 〉 Đăng ký file đính kèm (HYS) xuất hiện 1 tab. Điền các thông tin sau:
+ Nhóm xử lý hồ sơ: Chọn đơn vị xử lý
+ Phân loại thủ tục khai báo: A02-Danh sách container chất lên tàu 〉 thêm file đính kèm ( số vận đơn; số cont; số seal) 〉 Ghi 〉 khai báo nhập pass CKS và lấy thông điệp trả về số đính kèm. Copy số đính kèm vào phần thông tin đính kèm (tab thông tin chung 2), phân loại đính kèm: ETC
Bước 7: Truyền tờ kê khai hải quan
Sau khi đã nhập xong thông tin cho tờ khai, ghi lại và chọn mã nghiệp vụ “2. Khai trước thông tin tờ khai (IDA)” để gửi thông tin.
Và nhập vào mã PIN của Chữ ký số:
Thành công hệ thống sẽ trả về số tờ khai và bản copy tờ khai bao gồm các thông tin về thuế được hệ thống tự động tính, các thông tin khác như “Tên, địa chỉ doanh nghiệp khai báo”
Màn hình bản copy trả về bao gồm các thông tin đã khai báo của tờ khai, phần tổng hợp tính thuế trả về thể hiện ngay góc trái màn hình
Sau khi kiểm tra các thông tin trả về, người khai có 2 phương án lựa chọn tiếp theo:
+ Thứ nhất: nếu các thông tin do hệ thống trả về doanh nghiệp có thiếu sót cần bổ sung sửa đổi thì sử dụng mã nghiệp vụ IDB để gọi lại thông tin khai báo của tờ khai và sửa đổi sau đó thực hiện nghiệp vụ IDA lại, cho đến khi thông tin đã chính xác.
+ Thứ hai: nếu các thông tin do hệ thống trả về đã chính xác, doanh nghiệp chọn mã nghiệp vụ “3.Khai chính thức tờ khai IDC” để đăng ký chính thức tờ khai này với cơ quan hải quan, khi thành công tờ khai này sẽ được đưa vào thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa.
Bước 8: Lấy kết quả phân luồng, in tờ khai hải quan nhập khẩu
Khi khai báo thành công, tờ khai nhập khẩu sẽ được đưa vào tiến hành các thủ tục thông quan hàng hóa. Doanh nghiệp tiếp tục nhấn vào “ 4. Lấy kết quả phân luồng, thông quan” chức năng này tương tự như “Lấy phản hồi từ HQ” để nhận được kết quả phân luồng, lệ phí hải quan, thông báo tiền thuế, in tờ khai và tiến hành các bước tiếp theo.
Thủ tục, hồ sơ hải quan có vẻ hơi rắc rối, nếu bạn chưa quen. Nhưng tốt nhất là bạn nên làm theo qui định, và chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ, hợp lệ. Như vậy, thời gian làm thủ tục sẽ nhanh hơn, và cán bộ hải quan sẽ bớt chất vấn.
Dịch vụ khai thuê hải quan và dịch vụ khai báo hải quan được thực hiện bởi phòng Nghiệp vụ với nhưng con người dầy dặn kinh nghiêm, được trang bị đội ngũ đào tạo từ ngoại thương, hải quan và thương mại am hiểu quy định về xuất nhập khẩu các loại hàng hóa. Cùng với mối quan hệ tốt với các chị cục hải quan ở Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Cửa khẩu Lạng Sơn, Cửa khẩu Lào Cai, Cảng Hồ Chí Minh …Đến với chúng tôi khách hàng sẽ được tư vấn triệt để và đầy đủ cho các loại hình xuất nhập khẩu, các chế độ ưu đãi thuế phù hợp nhất với từng mặt hàng. Lợi ích của khách hàng dựa trên cơ sở hồ sơ nhanh chóng và mức thuế XNK hợp lý nhất.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI TRUNG TOÀN
Vui lòng liên hệ:
Đ/c trụ sở: 183/38, Đường 47, KP6, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, Tp.HCM.
Email: trungtoanlogistics@gmail.com
Website: www.trungtoanlogistics.com
Facebook.com/trungtoanlogistics